LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA BÁC TRONG TÁC PHẨM “DÂN VẬN”
Thứ hai - 16/10/2023 21:00
Tác phẩm Dân vận được Bác viết với bút danh XYZ và đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949 đến nay đã 74 năm trôi qua, nhưng giá trị lý luận và thực tiễn vẫn còn nguyên vẹn. Tác phẩm đã và đang tiếp tục giữ vai trò định hướng, chỉ đạo cho công tác dân vận ở nước ta. Theo Bác “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho.Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.[1] Khi phân tích về công tác dân vận, Bác đã nêu ra hai điểm cần phải lưu ý trong dân vận là: “Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.[2] Bác còn chỉ ra tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức đều phải phụ trách dân vận. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Lai Châu đã luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong ba chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn. Mục đích tuyên truyền, giáo dục để giác ngộ, tập hợp, vận động công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; chú trọng, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động theo hướng thiết thực, sát với đoàn viên, người lao động. Từ năm 2018 đến nay, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức trên 120 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn, phát trên 60.000 cuốn tài liệu, tờ rơi... đồng thời quản lý, vận hành cổng thông tin điện tử Công đoàn tỉnh, trang fanpage Công đoàn Lai Châu và các cấp công đoàn đã có nhiều bài viết chuyên đề, chuyên sâu, clip ngắn về công tác dân vận gắn với hoạt động công đoàn, với gần 1.500 tin, bài viết và trên 250 chương trình, phóng sựvề công tác dân vận của tổ chức công đoàn. Trang Facebook, Zalo của tổ chức công đoàn phục vụ công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động. Công tác tuyên truyền vận động đã góp phần xây dựng được các mô hình dân vận khéo như: Mô hình phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước; công đoàn đồng hành cùng chính quyền xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá; cơ quan đơn vị không khói thuốc.... Thực hiện lời Bác, những người phụ trách dân vận cần phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc.”[3] Đây là yêu cầu, chuẩn mực đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên muốn vận động được quần chúng nhân dân, vận động được giai cấp công nhân, muốn được dân nghe, dân hiểu, dân tin thì cán bộ, đảng viên phải rèn luyện các phẩm chất đó. Xác định rõ yêu cầu này, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã luôn bám sát tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương; tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CNVCLĐ để có những tác động hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc thực hiện tuyên truyền vận động người dân có lúc, có nơi vẫn chưa được thường xuyên; chất lượng của một số mô hình “Dân vận khéo” chưa thực sự hiệu quả ....Vì vậy, trong thời gian tới, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, tiếp tục quán triệt, cụ thể hoá, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận, các chương trình, đề án của Tỉnh ủy.Hai là, thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, định kỳ đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với đoàn viên, CNVCLĐ và nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân.Ba là, phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, vận động đoàn viên, nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bốn là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.Năm là, tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ; thực hiện biểu dương, khen thưởng những mô hình hay, điển hình tiên tiến. Tác phẩm thực sự là một bài viết ngắn gọn là sự đúc kết từ thực tiễn, là vấn đề mang tầm chiến lược; là sự phản chiếu sinh động, trọn vẹn cả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của nhà thực hành dân vận vĩ đại luôn soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
[1] HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 232
[2] HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 233
[3] HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 233 -234
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU Địa chỉ: Tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Điện thoại: (0213) 3792.111 - Fax: (0213) 3877.530