Công đoàn Lai Châu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Thật sự tôn trọng, bảo đảm quyền của phụ nữ”

Thứ năm - 17/10/2024 00:15

        Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phụ nữ thực hiện bình đẳng giới, Bác cho rằng: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”[1]. Thấm nhuần lời dạy của Người những năm qua, các cấp công đoàn của tỉnh Lai Châu đã luôn phối hợp với các cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan, chủ sử dụng lao động quan tâm đến việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, phát huy vị thế, vai trò của nữ giới, sự tôn trọng phụ nữ.
         1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc tôn trọng phụ nữ, bảo đảm quyền cho phụ nữ
          Từ những ngày đầu của cách mạng, trong cuốn Đường Kách mệnh, Người đã cho rằng: phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng nhân dân, lại là lực lượng bị kĩm hãm, chịu nhiều đau khổ nên luôn có tinh thần đấu tranh cách mạng. Bác chỉ rõ, Hiến pháp nước ta đã quy định rõ về việc tôn trọng phụ nữ và dẫn chứng: “Hiến pháp Điều 24 nói: Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Trong Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 1 nói: Nhà nước đảm bảo... nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ... Điều 12 nói: Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt. Điều 3 nói: Cấm... đánh đập hoặc ngược đãi vợ.[2] Bác cũng phân tích cho mọi người thấy: Những hành vi của bố mẹ trong cấm, cản trở việc kết hôn, ly hôn cũng là vi phạm pháp luật, “vừa làm trái pháp luật, vừa hy sinh hạnh phúc của con mình.” Trong Luật đã quy định: “Cấm tảo hôn (điều 3)...: Cấm cản trở hôn nhân tự do”[3]
          Bác cũng nhấn mạnh phải bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ, lên án những hành vi, những cách ứng xử “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ. Thậm chí có cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ! Mẹ chồng và chị em chồng đã không can ngăn thì chớ, lại còn tham gia “thượng đấm tay, hạ đá chân. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt.”[4]
        Trong bài nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc vào ngày 1-8-1960, Bác cho rằng rằng phụ nữ đã được tham gia học tập nhiều hơn, giữ trọng trách và gánh vác nhiều công việc xã hội hơn “Điều đó chứng tỏ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta rất xem trọng vai trò phụ nữ và đó cũng là một thắng lợi của nhân dân ta. Tuy vậy cũng có một số người chưa thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn tư tưởng xem thường khả năng của phụ nữ. Công tác chúng ta ngày càng tiến lên, càng đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật, khoa học, văn hoá, nhưng trình độ phụ nữ ta còn kém. Đó là một nhược điểm.”[5]
 
z5938550358105 51f0d106950595f4c9e36116f39a9eb0
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nữ đại biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng,
tháng 9 năm 1960. Ảnh tư liệu

        Người cũng phê bình, nhắc nhở về việc ở một số nơi cấp ủy, chính quyền nhân dân chưa quan tâm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, thậm chí “Điều đáng trách nữa là, trước những hành động xấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ!”[6] Bên cạnh đó, Người nhắc bà con nhân dân trong làng xóm và trong hàng phố phải có trách nhiệm cùng tham gia, phải ngăn ngừa không để những việc phạm pháp xảy ra.
        Người còn cũng nhắc nhở việc bản thân chị em phải tự nhận thức, phải có ý chí tự lập, tự cường khẳng định bản thân và biết bảo vệ quyền lợi của mình, “Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình.”[7] “giữ lấy lợi quyền của mình”. Chị em “phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu, phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”[8]. Nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo, quản lý, là vì nhiều người có thành kiến hẹp hòi, đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ. Giải phóng phụ nữ phải bằng pháp luật, chính sách, biện pháp cụ thể: “Từ nay, các cấp đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”[9]. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình…”[10]; Quan điểm trong bài viết này của Bác cũng chính là tư tưởng xuyên suốt trong xây dựng Nhà nước về sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức với pháp luật.
        2. Công đoàn Lai Châu thực hiện quan tâm tôn trọng, phát huy vai trò của phụ nữ bảo đảm quyền cho phụ nữ trên các lĩnh vực
        Đảng ta đã xác định: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế…Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật về các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm lại phụ nữ, trẻ em.”[11] Việc chăm lo, quan tâm đến lực lượng phụ nữ được theo đúng tinh thần của Bác “… các cấp đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”[12]
       Thực hiện lời dạy của Người, của quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 01/02/2008 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 57-CTr/TU, ngày 12/6/2013 về thực hiện Kết luận số 55-KL/TW, ngày 18/01/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; Công văn số 570-CV/TU về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư.
        Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/BVSTBPN-VP  ngày 22/3/2023 để hướng dẫn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình công tác để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị đảm bảo đạt hiệu quả để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
Kế hoạch số 1415/KH-UBND ngày 25/5/2021 về thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 6/4/2021 về thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 636/KH-UBND ngày 04/3/2022 về kế hoạch thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Công tác tuyên truyền qua việc tổ chức hội nghị tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới, thực hiện lồng ghép giới, quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; về bình đẳng giới và bạo lực giới cho các trưởng thôn, bản, người có uy tín, các tổ chức đoàn thể quần chúng thôn, bản và đồng bào dân tộc thiểu số. Hội Phụ nữ đã Triển khai hiệu quả các đề án của Chính phủ như “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số”, “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”, “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”… Ưu tiên phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ 2018 đến nay, đã trợ giúp với 8.593 lượt đối tượng khuyết tật nữ với kinh phí 48.475 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 23.027 lao động nữ, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên địa bàn tỉnh.
      Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Cụ thể hóa nhiều chính sách, đề án của Trung ương phù hợp với tỉnh như hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm, thành lập tổ hợp tác, duy trì hoạt động của tổ, nhóm tiết kiệm tự quản, hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Đã thành lập 41 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác triển khai hỗ trợ cho 3 mô hình hợp tác xã có người đứng đầu là nữ; tư vấn, thẩm định 43 dự án cho 17 hợp tác xã có người đứng đầu là nữ được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh; 442 phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp, nhân rộng 71 mô hình phát triển kinh tế; hỗ trợ 1 đơn vị đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; giúp 14 mô hình phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ 132 phụ nữ khởi sự kinh doanh.
Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các cấp ủy đảng, chính quyền chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ, lãnh đạo nữ nói riêng; Tỉnh đã thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh 50,96%, cấp huyện 64%, cấp xã 28%. Hiện có 11.100 cán bộ nữ, chiếm 57,86% cán bộ toàn tỉnh; 42 cán bộ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; 314 đồng chí là giám đốc các công ty, doang nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã. Công tác cán bộ nữ được quan tâm, giai đoạn 2018-2023, đã điều động, bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp 284 cán bộ nữ.
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp, tham gia đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đều tăng qua các nhiệm kỳ. “Cùng với số lượng tăng, trình độ học vấn, lý luận chính trị của nữ đại biểu các cấp ở nhiệm kỳ sau tăng cao hơn so với nhiệm kỳ trước đó.”[13]

       Có thể thấy rằng, thực hiện lời dạy của Bác, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã và đang dành sự quan tâm và thực hiện tốt công tác phụ nữ, thực hiện các mục tiêu của chiến lược bình đẳng giới, bảo đảm “thật sự tôn trọng, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ”.
       Trong thời gian tới, với chức năng của công đoàn cần tăng cường đổi mới hoạt động nữ công, thiết thực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNVCLĐ; tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến nữ đoàn viên, người lao động như: Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em; thực hiện bình đẳng giới; tư vấn, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, nhất là ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Thực hiện đổi mới hoạt động nữ công, trọng tâm là các công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc giải quyết một số nhu cầu bức thiết của lao động nữ; phát huy vai trò lao động nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Quan tâm đến các chính sách đặc thù cho lao động nữ, đảm bảo chính sách hỗ trợ lao động nữ ổn định việc làm, tăng thu nhập và thực hiện tốt chức năng làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Các cấp công đoàn tăng cường phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách lao động nữ; hỗ trợ lao động nữ có việc làm bền vững, môi trường làm việc an toàn, bình đẳng.
          Với việc tích cực chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích và phát huy vai trò của lực lượng lao động nữ, các cấp công đoàn Lai Châu đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về việc “thật sự tôn trọng, bảo vệ quyền cho phụ nữ”. Khẳng định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại;  phát huy tiềm năng, sức sáng tạo phụ nữ, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng để thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.

                                                                                                            
 

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t12, tr.300
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 705
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr. 706
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 524
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 625
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 524
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 707
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 14, tr. 313
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 639-640
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 524
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tập I, tr.169
[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 625
[13] Theo Báo cáo của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh về công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2023 và “Báo cáo Sơ kết 5 năm của Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2021 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”
 

Tác giả bài viết:   BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết mạng nội bộ
Videos - Phóng sự
Có thể bạn quan tâm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay18,124
  • Tháng hiện tại255,782
  • Tổng lượt truy cập21,329,157
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU
Địa chỉ: Tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Điện thoại: (0213) 3792.111 - Fax: (0213) 3877.530
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây