Bốn nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác nữ công Công đoàn tỉnh Lai Châu

Thứ hai - 19/02/2024 03:17
       Công tác nữ công Công đoàn tỉnh Lai Châu được các các cấp công đoàn tổ chức thực hiện ngày càng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động và trẻ em.
        Công tác tuyên truyền, giáo dục được công đoàn các cấp triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú đa dạng như thông qua việc tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, toạ đàm, hội thi, viết tin bài đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh, trang fanpage, facebook, Zalo…với hàng trăm tin bài, lượt chia sẻ về các chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ, gương người tốt, việc tốt, cán bộ nữ công tiêu biểu, các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, khởi nghĩa Hai Bà Trưng và “Tuần lễ áo dài”, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tuyên truyền, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam theo 4 chuẩn mực “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”
        Phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”  và thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được nữ đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia, hưởng ứng. Các phong trào thi đua trong nữ đoàn viên, CNVCLĐ đã trở thành động lực thúc đẩy chị em phát huy tài năng, trí tuệ, tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban Nữ công công đoàn các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong việc hướng dẫn phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” thu hút đông đảo nữ đoàn viên, CNVCLĐ đăng ký thi đua. Kết quả hàng năm có trên 95% nữ đoàn viên, CNVCLĐ đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
        Công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ được các cấp Công đoàn quan tâm thực hiện; nhất là đối với các chị em đang mang thai và có con nhỏ; các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tư vấn cho gần 300 lượt nữ đoàn viên, CNVCLĐ về các chế độ chính sách như ốm đau, thai sản, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động, hưởng chế độ BHTN, BHYT và các chế độ chính sách khác. Kịp thời thăm hỏi, động viên chị em lúc ốm đau hoặc có người thân bị ốm đau, việc hiếu, việc hỷ… trong năm đã tổ chức trao trên 950 suất quà cho nữ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 880 triệu đồng; Riêng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã có trên 2500 lượt nữ đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà Tết với trị giá trên 1 tỷ 600 triệu đồng ; nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Công đoàn tỉnh và sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị  đã có 37 chị được UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng tổ chức công đoàn và việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh….
      Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế công tác nữ công Công đoàn cần tập trung thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp cơ bản sau:
      Thứ nhất, Ban Chấp hành và Nữ công Công đoàn cần đặc biệt chú trọng, quan tâm đến giáo dục tư duy tích cực cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ, để có tư duy đúng từ đó sẽ có hành động đúng. Trước tiên, bản thân nữ đoàn viên, CNVCLĐ cần có cho mình niềm tin đúng đắn rằng: phụ nữ hoàn toàn có thể vừa có một gia đình hạnh phúc, vừa có công việc, sự nghiệp thành công, ý nghĩa, giá trị mà không phải đánh đổi một trong hai điều. Và thành công trong công việc không phải là được đề bạt, thăng chức. Mà ở đây là đem được những giá trị, những tầm ảnh hưởng tích cực tới bất kỳ ai chúng ta gặp và trong bất cứ công việc gì chúng ta làm. Niềm tin này rất quan trọng định hướng cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ không ngừng nỗ lực tự học, tự nâng cao, vun bồi trí tuệ, giá trị bản thân. Để từ sâu trong nội tại nữ CNVCLĐ luôn mong muốn, có trách nhiệm, có những cách thức để giữ gìn gia đình hạnh phúc, nuôi dạy thế hệ con cái thành hiền tài của xã hội, đóng góp những giá trị trong công việc, sự nghiệp mà họ có cơ hội được "chạm tay" vào mà hoàn toàn không phụ thuộc vào quy định, quy chế, sự ràng buộc nào từ bên ngoài.
      Thứ  hai, Công đoàn các cấp cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền cùng cấp đối với hoạt động công đoàn nói chung và công tác Nữ công nói riêng; đề xuất, tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và Nhà nước, của tổ chức Công đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ, đặc biệt là đối với người đứng đầu, người tham gia cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, công đoàn các cấp.
     Tham gia xây dựng các quy định, chính sách ngay tại mỗi cơ quan, đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nữ CNVCLĐ và công tác Nữ công Công đoàn.
     Thứ ba, Ban Chấp hành Công đoàn cần thực sự quan tâm đến việc lựa chọn Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách Nữ công, Ban Nữ công quần chúng (đối với đơn vị đủ điều kiện thành lập). Đây là bộ phận tham mưu công tác Nữ công cho Công đoàn, đồng thời là bộ phận kết nối với toàn thể nữ đoàn viên, CNVCLĐ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nên việc lựa chọn được đúng người rất quan trọng: họ rất cần là những người có kiến thức, có thể truyền được cảm hứng, truyền được động lực để những người khác noi theo, học hỏi, tạo được năng lượng để thu hút, gắn kết trong tập thể nữ công Công đoàn.
        Thứ tư, xây dựng và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Nữ công Công đoàn với nội dung cụ thể:
           Đẩy mạnh tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của lao động nữ, thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, việc tìm kiếm thông tin trở nên rất dễ dàng. Tuyên truyền những điểm mới chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật, chế độ Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Để nữ CNVCLĐ biết tự tra cứu, tìm hiểu thông tin và có sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân. Đổi mới phương thức tuyên truyền, thông điệp tuyên truyền thu hút nam giới tham gia. Quan tâm tới những vấn đề mới như phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Quan tâm tuyên truyền những vấn đề gia đình như: chăm sóc gia đình, con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc; tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách đối với lao động nữ. Chú trọng vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; xây dựng chương trình tuyên truyền giáo dục về gia đình, chú trọng giáo dục sớm, giáo dục tiền hôn nhân.
       Chăm lo các lợi ích vật chất và tinh thần: Chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động “chăm lo” cả về lợi ích vật chất và tinh thần. Nhân ngày 8/3 hoặc 20/10, tham mưu cho Ban Chấp hành Công đoàn hướng dẫn các CĐCS: tổ chức một số hoạt động chăm lo thành phong trào lan tỏa rộng khắp. Nhân dịp này, ghi nhận, biểu dương những nữ CNVCLĐ hạnh phúc trong gia đình và có thành tích xuất sắc trong công việc, từ đó lan toả tới những nữ CNVCLĐ bằng những câu chuyện chân thực trong đời thường.
      Tổ chức các buổi học hỏi, nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, về dân số, sức khỏe sinh sản, về cách nuôi dạy, chăm sóc con cái...tổ chức cho lao động nữ được giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm.
      Bên cạnh đó, tùy thuộc đặc thù của cơ quan, đơn vị, có thể lựa chọn các hoạt động chăm sóc nữ CNVCLĐ như khám sức khỏe định kỳ và chuyên khoa phụ sản, được mua sản phẩm ưu đãi, được tặng các vé ưu đãi tiện ích, được hỗ trợ làm đẹp, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...

       Phát triển các phong trào thi đua thiết thực, phù hợp: Vận động lao động nữ tích cực tham gia phong trào thi đua: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”..., cụ thể hóa phong trào gắn với bình đẳng giới như “ Nam, nữ cùng giỏi việc nước, cùng đảm việc nhà” trong CNVCLĐ,  phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả và xây dựng gia đình hạnh phúc. Thông qua phong trào nữ CNVCLĐ được ghi nhận, được gặp gỡ, học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về mọi mặt trong đời sống, trong công việc,….
      Quan tâm các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học hành của con CNVCLĐ.        Quan tâm lao động nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Thực hiện tốt các hoạt động khuyến khích con CNVCLĐ vượt khó, học giỏi. Tổ chức các hoạt động chăm lo cho con CNVCLĐ như: biểu dương, khen thưởng các cháu có thành tích cao trong học tập; hỗ trợ học bổng, tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi...

 

Tác giả bài viết: Hoàng Văn Trinh, Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết mạng nội bộ
Videos - Phóng sự
Có thể bạn quan tâm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay7,889
  • Tháng hiện tại67,145
  • Tổng lượt truy cập21,140,520
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU
Địa chỉ: Tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Điện thoại: (0213) 3792.111 - Fax: (0213) 3877.530
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây